Ở đây trượt đột sống nó là bệnh thường gặp và hay xảy ra chủ yếu ở cột sống thắt lưng. Bệnh xảy ra có thể là do bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa. Bệnh này hay gặp nhất đó là trượt đốt sống vì hở eo và bị thoái hóa.
Và trượt đốt sống là gì đó là đốt sống trên trượt ra phía sau hay là phía trước so với đốt sống dưới. Chính tình trạng này làm cho người bệnh bị đau thắt lưng và đi đứng khó khăn, bị đau lan xuống hay đau một, cả hai bên chân.
NGUYÊN NHÂN VÌ SAO BỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG
Một người bị trượt đốt sống có thể do một trong số các nguyên nhân như là bẩm sinh, rối loạn phát triển, đặc điểm là khiếm khuyết giải phẫu mấu khớp. Ví dụ như là bị thiểu sản mấu khớp, định hướng khe khớp nằm ở mặt phẳng hướng ra sau, dị tật gai đôi cột sống, thiếu sản mấu khớp…
++ Do khe hở eo, khuyết eo vì gãy, do gãy xương cũng như liền xương xảy ra liên tục tại vùng eo. Bị chấn thương làm gãy eo gây trượt.
++ Do thoái hóa chủ yếu tại vị trí L4-5, thường hay gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 40 đến 50, thoái hóa cột sống đặc biệt thoái hóa đĩa đệm hay mấu khớp. Chính điều này làm mất tính vững chắc cột sống gây ra.
++ Do bệnh lý như là nhiễm khuẩn, ung thư gây hoại tử hoặc phá hủy cấu trúc cột sống, vôi hóa đốt sống.
++ Do chấn thương làm gãy cuống và mấu khớp từ đó mất vững cột sống.
++ Do phẫu thuật cắt cung và kèm theo việc cắt bỏ các mấu khớp.
CÁCH PHÁT HIỆN TRƯỢT ĐỐT SỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi biết được trượt đốt sống là gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu cách thức để phát hiện trượt đốt sống. Bạn có thể dựa vào dấu hiệu biểu hiện mất vững cột sống hay bị chèn ép các rễ thần kinh.
Người bệnh sẽ bị đau cột sống thắt lưng một cách âm ỉ, liên tục, đau tăng cao nếu cột sống chịu lực như đi đứng, lao động, đi bộ. Nhưng khi nằm nghỉ sẽ hết đau hay giảm đau hẳn. Nếu như thay đổi tư thế cũng gây ra đau cột sống cần chống tay vào đùi lúc đứng lên.
Trường hợp bị đau nặng có thể gây thay đổi tư thế thân người cũng như dáng đi. Ở cột sống thắt lưng có thể biến dạng lõm hay còn gọi là dấu hiệu bậc thang và có dấu hiệu nhát rìu.
Bệnh nhân còn đau cách hồi, đau khi đi bộ, đau nên phải dừng lại đến khi hết đau mới đi tiếp được.
Bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh thì họ đau ngay cả lúc nằm nghỉ. Bệnh nhân bị hẹp lỗ ghép thần kinh, đó là nguyên nhân gây chèn ép rễ hay gặp.
Lỗ ghép hẹp nó chính là tình trạng xảy ra bởi những yếu tố như là sự lồi vào của bờ sau của thân đốt cùng đĩa đệm. Tình trạng khớp giả cùng tổ chức xơ từ khe hở eo, ngoài ra một phần vì cột sống thường xoay nhẹ gây lỗ ghép hẹp hơn một bên. Ngoài ra số ít bệnh nhân tổ chức xơ quá phát ở khe eo nhiều gây chèn ép rễ thần kinh.
Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/truot-dot-song-la-gi-va-ly-do-vi-sao-bi.html
Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu
0 Nhận xét