Trị nấm tai tại nhà như thế nào

 Đối tượng có nguy cơ cao bị nấm tai chính là người sinh sống khu vực khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới. Hay đối tượng có va chạm tại chỗ như lấy ráy tai hoặc phẫu thuật ống tai ngoài. Những người dùng kháng sinh hay corticoid tại chỗ, đối tượng bị suy dinh dưỡng.

Người sống tại khu vực nhiệt đới, nơi có khí hậu ấm áp thì nguy cơ bị nấm tai sẽ cao hơn. Lý do vì nơi đây được xem là môi trường lý tưởng giúp cho các loại nấm có điều kiện phát triển. Có thể thấy vào mùa hè thì nấm tai cũng sẽ tăng cao hơn so với mùa khác.

Ngoài ra người thường xuyên đi tắm ở bể bơi tuy nhiên vệ sinh không sạch sẽ cũng hay bị bệnh nấm tai. Chính điều kiện môi trường ẩm ướt nó là cơ hội giúp cho nấm sinh sôi và phát triển.

Nếu thường xuyên đi lấy ráy tai ở tiệm tóc và tiến hành ngoáy tai không đúng cách nguy cơ bị nấm tai cũng khá cao. Chính dụng cụ lấy ráy tai không được vệ sinh một cách sạch sẽ, nó là nguồn lây nhiễm từ người bệnh sang người không bị nấm tai.


MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH NẤM TAI

Để có được cách điều trị nấm tai tại nhà thì chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến bệnh lý này.


1. Nấm tai lây hay không?

Nấm tai chính là tình trạng bệnh lý có lây từ người này sang người khác nếu như có dùng chung đồ cá nhân như là khăn mặt hay dùng chung dụng cụ ráy tai. Với những người nếu thường xuyên ráy tai ngoài tiệm tóc thì cần tìm đến tiệm lớn, có vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước khi ráy tai cho khách hàng. Có như vậy mới tránh không bị lây nhiễm gây bệnh nấm tai.


2. Diễn biến của bệnh nấm tai ra sao?

Bệnh nấm tai có diễn biến với 3 trường hợp cơ bản đó là:

Trường hợp bệnh nhẹ: Thường sẽ khỏi trong khoảng 15 ngày nếu như được điều trị đúng cách. Nếu như thay đổi môi trường ống tai ngoài, nếu ráy tai khô thì lúc đó nấm không mọc được nên tự khỏi được. Thế nhưng nếu như giữ ống tai không tốt thì bệnh thậm chí rằng có thể tái phát một cách dễ dàng.

Trong trường hợp bệnh cấp: Đa số bệnh đều có thể phối hợp với vi khuẩn do vậy rất dễ bị thủng màng nhĩ. Một khi có sự xuất hiện của viêm tai giữa kèm theo thì việc điều trị do đó càng thêm khó khăn hơn.

Trong trường hợp bệnh nặng: Bệnh lúc đó có thể diễn tiến dần và trở thành ác tính. Ở đối tượng bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh có thể phát triển nhanh và gây ảnh hưởng tổng trạng. Bệnh có thể sẽ lan truyền đến vùng cổ, trước tai, xương chũm và đáy sọ.


VẬY ĐIỀU TRỊ NẤM TẠI NHÀ BẰNG CÁCH NÀO?

Để điều trị nấm tai tại nhà thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề được trình bày dưới đây nhé.


1. Chăm sóc trị nấm tai tại nhà tại chỗ

Chăm sóc tại chỗ chính là điều cần thiết, cần được thực hiện. Khi khám cùng ống soi tai hay dưới kính hiển vi phẫu thuật thấy có nấm, bóc táy khối ráy tai có nấm ra khỏi da ống tai và được lấy ra ngoài. Giai đoạn này rất quan trọng, bệnh nhân khi đó sẽ được rửa tai cùng oxy già và acid boric 10%. Tiếp theo được nhét bấc tẩm thuốc vào ống tai và lưu khoảng 2 đến 3 ngày.


2. Chống trị nấm tai tại nhà tại chỗ

Mặc dù nước oxy già 10 giúp làm nấm giảm sự phát triển nhưng khả năng diệt nấm vẫn chưa đủ nên cần dùng thêm thuốc khác. Bên cạnh đó dùng một số loại thuốc chống nấm chuyên dụng như chất imidazol và polyenique là cần thiết. Hai nhóm thuốc này được dùng nhiều vì nó có tác dụng với nấm aspergillus.

Ngoài ra người bệnh cần chú ý rằng không được để nước vào tai, sau khi tắm nhớ lau cho tai thật sạch. Hơn nữa cần tránh không bị trầy xước da bên trong tai.

Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa hoàn cầu

** https://dakhoahoancautphcm.vn/nguyen-nhan-va-cach-tri-nam-tai-tai-nha.html

Đăng nhận xét

0 Nhận xét